Khi bạn cầm trên tay những chiếc ví da, áo da hay túi da handmade bạn trầm trồ tự hỏi tại sao những người thợ thủ công lại khéo tay đến vậy! Nhưng bạn có biết, để tạo nên các sản phẩm da handmade thẩm mỹ và đầy sáng tạo như thế, không chỉ cần người thợ khéo tay, chuyên nghiệp mà để hỗ trợ làm ra các sản phẩm đó còn không thể thiếu 5 dụng cụ làm đồ da cơ bản nhất mà nhà BSB Leather bật mí dưới đây:
1. Đục
Đục là dụng cụ cực kỳ quan trọng và cần thiết trong 5 dụng cụ làm đồ da thủ công. Không giống như vải, da thuộc có độ cứng cao và rất dày nên để tạo được những đường may trên da chúng ta cần dùng tới dụng cụ đục lỗ để tạo trước các lỗ xuyên chỉ trước khi khâu da.
Có 3 loại đục lỗ khâu da:
Đục Trám: Đục trám có mũi đục to dễ xâu, đầu đục nhọn dễ căn theo chuẩn đường ke viền lấy dấu đục nên rất dễ thao tác và phù hợp với tất cả mọi người đặc biệt là các bạn mới bắt đầu học làm đồ da thật thủ công.
Đục xiên: Đục xiên có thiết kế mũi dẹt và đầu đục dạng xiên chéo, những mũi chỉ của dòng đục nào có độ xiên chéo đẹp, mũi đục nhỏ dấu nốt đục khéo và thẩm mỹ. Chính vì vậy trên các sản phẩm đồ da handmade được làm bởi những người thợ lành nghề thường sử dụng dòng đục này.
Đục tròn: Đặc điểm mũi đục tròn đường chỉ may sẽ thằng hàng không xiên, Mũi đục sẽ đục 1 lỗ tròn trên mặt da với đường kính 1mm. Tác dụng khác của đục tròn thường sử dụng nữa là để khâu chữ X trên các sản phẩm đồ da. Với ưu điểm đường chỉ khâu sẽ ngay ngắn thẳng hàng nên không yêu cầu quá cao về kỹ thuật khâu mà sản phẩm luôn đạt được hiệu ứng đường chỉ may đều đẹp.
Mỗi loại đục da lại cho ra một đường may khác nhau, thông thường nhất chúng ta có các loại đục như đục trám, đục xiên, đục tròn, … Tuỳ thuộc vào yêu cầu mỗi sản phẩm mà người ta sẽ lựa chọn sử dụng các loại đục sao cho phù hợp nhất.
2. Dao lạng:
Trước khi đi vào các công đoạn dán keo, Một trong 5 dụng cụ làm đồ da mà nghệ nhân cần phải sử dụng tới đó là: Dao lạng. Cần phải sử dụng dao để lạng mỏng mép da, tránh việc sản phẩm đồ da sau hoàn thiện bị quá dày, góp phần tạo hình thù cho đồ da, đồng thời lạng da còn giúp công đoạn dán cạnh và khâu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Dao lạng da chuyên dụng có phần lưỡi dao thường theo hướng dọc hoặc chéo. Dao được làm từ các dòng thép cứng và luôn phải được đảm bảo độ sắc cao nhất và mài liên tục trong suốt quá trình sử dụng.
Phần lưỡi dao thường được vát sâu với lưỡi dọc hoặc ngang rất sắc để dễ dàng đưa tay khi lạng các phần viền mép da hay chi tiết da.
3. Keo
Keo dán da là chất kết dính chuyên được sử dụng để dán đồ da lại với nhau, thường xuyên được sử dụng trong việc làm đồ da thủ công như: Ví da, túi xách da, bóp da, thắt lưng…
Có 2 loại keo dán da:
Keo sữa: Là loại keo màu trắng đục, mùi keo khá khó chịu, không gây độc hại, không gây cháy nổ, an toàn cho người dùng, một số loại keo sữa như: keo mủ cao su, keo sữa latex
Keo trong suốt: Là loại keo dán có màu trong suốt hoặc hơi có màu, nhưng khi khô keo không gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm dán, độ bám dính cực tốt, giúp tăng độ thẩm mỹ cho đồ da. Các loại keo trong suốt phổ biến như: keo con chó, keo rồng vàng, G17, …
Các nghệ nhân thường sử dụng một miếng vải thun buộc trên miệng chai keo, dùng một sợi dây thun buộc chặt lại, dốc ngược chai keo để keo thấm qua miếng vải, dùng tay bóp nhẹ để keo chảy nhanh hơn và bôi lên vật liệu cần dán. Sau khi dán các tấm da lại với nhau nên dùng dụng cụ lăn phẳng bề mặt da để làm mịn và đều tấm da như vậy hiệu quả sẽ cao hơn.
4. Sơn:
Xử lý cạnh da là bước không thể thiếu, giúp cho sản phẩm đạt độ hoàn thiện cao, che được các lớp ghép da và mặt cắt da. Có dòng da chúng ta xử lý nhuộm cạnh và đánh cạnh tuy nhiên chỉ một số ít các dòng da mộc, sáp mới có thể đánh cạnh. Còn với đa phần các dòng da khác để xứ lý cạnh chúng ta cần nắm được kỹ thuật sơn cạnh chuẩn xác.
Các bước sơn cạnh trong kỹ thuật làm đồ da:
Bước 1: Làm sạch và mịn cạnh da
Đối với sản phẩm mới: Sau khi hoàn thiện sản phẩm phần viền xung quanh của đồ da tiếp theo cần xử lý sơn cạnh bảo vệ. Chúng ta sử dụng giấy nhám có độ nhám phù hợp chà phẳng cạnh da cần sơn. Lưu ý chaà hết lớp keo dán và các thứ bám trên cạnh da.
Đối với sản phẩm cũ bị bong sơn: Yêu cầu phải gọt và chà mịn hết các lớp sơn cũ tránh sơn chèn lên lớp sơn cũ sẽ rất dễ bị bong tróc. Đánh mịn các cạnh da trươcs khi sơn, cạnh da hơi xơ nhẹ sẽ bám sơn hơn nên nếu thấy cạnh tưa tưa nhẹ không cần quá để ý.
Bước 2: Sơn lót
Tiến hành sơn lót lên khu vực cạnh da. Phần sơn lót sẽ trám đầy những chỗ khuyết và tạo đường cong giúp cho sơn màu lên đẹp hơn.
Đối với bộ con lăn sơn bánh xe: Đổ đầy sơn vào khay sơn sau đó quay con lăn cho sơn lăn đều trên bề mặt con lăn sơn. Phải loại bỏ các bọt khí trên mặt con lăn trước khi sơn để bọt khí không bám vào cạnh viền da làm hỏng đường sơn.
Đối với bút sơn: Nhúng đầu bút vào sơn và trực tiếp lăn trên cạnh da cần sơn, Lưu ý đầu bút sơn nên nghiêng chép 30 độ trên mặt da để lượng sơn bám vào được nhiều và tròn hơn.
Lưu ý: Có thể sử dụng đèn sưởi hoặc máy sấy tóc để đẩy nhanh quá trình khô của sơn nhưng không được để nhiệt độ quá cao vì điều này sẽ làm cho sơn co nhanh dễ nứt mặt sơn.
Bước 3: Sơn màu
Thực hiện tương tự sơn lót, chú ý tránh làm dây sơn ra các phần khác của sản phẩm. Nếu sau khi sơn màu có lỗi trên mặt sơn không được cố sửa khi sơn khi chưa khô. Chờ sơn khô hẳn sử dụng giấy nhám đánh tròn phần lỗi đi và sơn lại cả đường sơn 1 lượt nữa.
5. Chỉ
Chỉ dùng may da đòi hỏi phải là loại chỉ có độ chắc chắn, không bị đứt, ít trơn trượt để dễ dàng chui qua lớp da dày. Bạn nên dùng loại chỉ sáp là loại chỉ được phủ lớp sáp bên ngoài để bảo vệ lõi bên trong không bị nước ăn mòn. Tuy nhiên loại chỉ này sợi khô và khi xâu thì lớp sáp bị dồn lại.
Dù một sản phẩm da đẹp đến đâu thì trong quá trình chế tạo ra một sản phẩm đồ da cũng không thể thiếu 5 dụng cụ làm đồ da cơ bản trên.
Nếu còn băn khoăn, hay thắc mắc vấn đề liên quan tới đồ da, hãy liên hệ ngay cho BSB Leather để được tư vấn tốt nhất nhé.
Địa chỉ cửa hàng: 284 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, Tp. HCM
HOTLINE: 0369644452
EMAIL:
· info@bsbleather.com
· sales@bsbleather.com